Chào mừng các bạn đến với BLOG PHÚC HƯNG

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

CÁC LỆNH VẼ 2D

Để vẽ 1 đối tượng chúng ta có thể sử dụng các cách sau : 

1. Sử dụng lệnh bằng cách nhập từ bàn phím :

 Nhập TÊN lệnh từ bàn phím, dòng lệnh này sẽ xuất hiện phía dưới màn hình, có thể nhập đầy đủ tên lệnh hoặc viết tắt.

Ví dụ : Để vẽ đoạn thẳng, nhập lệnh như sau

Command : LINE 

Hoặc 

Command : L

Sau khi nhập lệnh xong  - Gõ Enter.

2. Sử dụng lệnh trên Menu : 

Kích chọn Menu lệnh trên cùng của màn hình - Xuất hiện hộp thoại để chúng ta chọn lệnh vẽ.



Như hình ở trên chúng ta Click chọn Menu Draw - Chọn lệnh LINE

3. Chọn lệnh từ thanh công cụ : 


Tùy vào nhu cầu/sở thích của từng người chúng ta có thể tùy chọn thanh công cụ hiển thị trên màn hình hoặc tắt đi, chọn vị trí đặt thanh công cụ sao cho hợp lý (màn hình vẽ tối ưu không bị chiếm chỗ bới các thanh công cụ).
Vị trí các thanh công cụ có thể đặt nằm ngang phía trên hoặc đặt dọc 2 bên 
Để tắt hoặc mở / di chuyển thanh công cụ chúng ta thao tác đơn giản như sau : 
Click chuột phải vào bất kỳ 1 biểu tượng trên thanh công cụ có sẵn - Xuất hiện hộp thoại như hình dưới 

Trong này có rất nhiều thanh công cụ, ở đây tôi đang nói về 2D nên chọn vài thanh công cụ liên quan. Thanh công cụ nào chọn sẽ click vào sẽ xuất hiện dấu tick bên trái, nếu tắt chúng ta click lại lần nữa. Mỗi lần click chọn thì thanh công cụ đó sẽ xuất hiện trên màn hình, rồi chúng ta di chuyển nó đặt vào vị trí thích hợp trên màn hình.




Ở trên là thanh công cụ Draw (gồm 1 số các lệnh vẽ 2D) sẽ xuất hiện trên màn hình vẽ khi chúng ta click chọn. Để di chuyển chúng ta để mũi tên vào phần màu xanh - nhấn giữ chuột trái di chuyển đến vị trí cần đặt (đặt ngang thì kéo lên phía trên - Đặt dọc thì kéo ra 2 biên màn hình) xong thả ra.


Hình : Vị trí các thanh công cụ sử dụng khi vẽ 2D đã được định vị

HỆ TỌA ĐỘ TRONG AUTOCAD

Hệ tọa độ Descartes : 


Một Hệ tọa độ Descartes xác định vị trí của một điểm trên một mặt phẳng cho trước bằng một cặp số tọa độ (x,y). Trong đó, x và y là 2 giá trị được xác định bởi 2 đường thẳng có hướng vuông góc với nhau (cùng đơn vị đo). Hai đường thẳng đó gọi là trục tọa độ (hoặc đơn giản là trục); trục nằm ngang gọi là trục hoành, trục đứng gọi là trục tung; điểm giao nhau của 2 đường gọi là gốc tọa độ  và nó có giá trị là (0, 0).

Lưu ý : Ox, Oy (màu trắng) là chiều dương, ngược lại (màu vàng) là chiều âm.


1. Tọa độ tuyệt đối : (X,Y)

     Là tọa độ của 1 điểm so với gốc tọa độ O (0,0)
Ví dụ : 
            Tham khảo hình trên : 
            Điểm A có tọa độ x = 15; y = 20 
            Điểm C có tọa độ x = -20; y = -10 
            ....
Như vậy cả 4 điểm A, B, C, D đều lấy O(0,0) làm gốc tọa độ và tùy theo vị trí của các điểm mà chúng ta có tọa độ âm/dương

2. Tọa độ tương đối : (@ X,Y)

     Là tọa độ của 1 điểm so với điểm trước đó 
Ví dụ 1 : Sử dụng lệnh LINE và tọa độ tương đối để vẽ chữ nhật ABCD có chiều dài = 100, chiều rộng = 50. Xem hình bên dưới 



Nhắc lại, chúng ta có nhiều cách để nhập lệnh, tùy thói quen hay sở thích của từng người sẽ chọn cách khác nhau. 
Có bạn trí nhớ tốt, nhớ lệnh tắt, hoặc không thích dùng chuột sẽ chậm...sẽ chọn cách nhập lệnh tắt tại dòng lệnh Command
Có bạn sẽ thấy khó nhớ các lệnh tắt có thể chọn thanh công cụ có các biểu tượng dễ nhớ hoặc menu lệnh, tuy nhiên nó sẽ chậm hơn khi gõ lệnh tắt.

(Tôi sẽ viết 1 bài riêng giới thiệu về các lệnh tắt, chức năng các nút trên thanh công cụ thường dùng sau)

Quay lại bài ví dụ trên 


Từ dòng lệnh command gõ lệnh L - sau đó gõ enter. Sau khi Enter sẽ xuất hiện các dòng lệnh bên dưới, chúng ta sẽ lần lượt nhập tọa độ đương đối cho từng điểm. Màu xanh là phần chúng ta thực hiện.

Command : L - Enter

Specify first point: <Chọn 1 điểm bất kỳ trên màn hình vẽ - Điểm A>
Specify next point or [Undo]: @100,0  <Nhập @100,0 - chúng ta có điểm B> - Enter
Specify next point or [Undo]: @0,50 <Nhập @0,50 - chúng ta có điểm C> - Enter
Specify next point or [Close/Undo]: @-50,0 <Nhập @-50,0 - chúng ta có điểm D> - Enter
Đến đây chúng ta có 2 cách để nối D về A như sau : 
1. Chúng ta tiếp tục nhập tọa độ tương đối của A so với D
Specify next point or [Close/Undo]: @-50,0 <Nhập @0,-50 - chúng ta có điểm A> - Enter
2. Gõ C (Closed) rồi Enter
Specify next point or [Close/Undo]: C - Enter

Lưu ý : Như vậy khi chúng ta nhập tọa độ điểm B thì hãy xem gốc tọa độ là tại điểm A và thêm @.

Với ví dụ vẽ hình chữ nhật như trên, chúng ta sử dụng 1 cách vẽ khác nhanh hơn khi sử dụng lệnh LINE

Command : L - Enter
Specify first point: <Chọn 1 điểm bất kỳ trên màn hình vẽ - Điểm A>
Specify next point or [Undo]:  <Ortho on> 100 < bật Ortho ON bằng cách nhấn F8 - kéo chuột về bên phải, nhập 100> - Enter
Specify next point or [Undo]: 50  < Kéo chuột lên trên, nhập 50> - Enter
Specify next point or [Close/Undo]: 100 < Kéo chuột qua trái, nhập 100> - Enter
Specify next point or [Undo]: 50  < Kéo chuột xuống dưới, nhập 50> - Enter
Hoặc

Specify next point or [Close/Undo]: c < Gõ C để đóng đa tuyến lại>
Kết quả cũng là HCN như trên nhưng việc nhập các thông số sẽ ít hơn - nhanh hơn.

3. Tọa độ cực : (@ L < A)

    Trong đó : 
         L : Chiều dài đoạn thẳng.
         A : Góc hợp bởi đoạn thẳng và troc Ox.

Ví dụ : Vẽ đường thẳng L = 100 tạo với trục Ox 1 góc 30 độ.



Command:  LINE - Enter
Specify first point: < Click chọn 1 điểm bất kỳ trên màn hình vẽ>
Specify next point or [Undo]: @100<30  < Nhập theo công thức @L<A> - Enter


Kết quả chúng ta có đường màu xanh Green hợp với truc ngang Ox là 30 độ, áp dụng cách này để vẽ những đường thẳng xiên góc.

Theo quy ước trong AutoCAD, góc dương là ngược chiều kim đồng hồ và góc âm là cùng chiều kim đồng hồ.

Vậy nếu chúng ta nhập @100<-30 độ  hoặc nhập @100<330 độ thì kết quả sẽ là đường thẳng màu vàng như hình dưới.

Dưới đây là clip hướng dẫn sử dụng lệnh LINE kết hợp với các phương thức nhập tọa độ tương đối, tọa độ tuyệt đối ...để vẽ các đoạn thẳng.
Lưu ý : Đối với các đoạn thẳng song song Ox hoặc Oy (Ví dụ hình ngôi nhà, hình cuối cùng), 2 cạnh 2 bên //Oy, cạnh đáy //Ox. Thay vì chúng ta nhập tọa độ tương đối là : @0,40 (Cạnh //Oychúng ta có thể làm như sau sẽ nhanh hơn.

1. Bật chế độ Ortho - ON bằng cách nhấn F8 hoặc ở dòng cuối màn hình bấm vào Tab Ortho
2. Kéo chuột về phía trên //Oy nhập 40.

Bây giờ chúng ta làm lại lần nữa khi áp dụng cách vừa nói ở trên để vẽ hình vuông có cạnh = 100.


Ke nhựa cân bằng gạch : https://www.facebook.com/kenhuacanbang/
Website                             : Ke nhựa cân bằng ốp lát