Chào mừng các bạn đến với BLOG PHÚC HƯNG

Thứ Năm, 24 tháng 11, 2016

Các lệnh viết tắt trong AutoCad

Như đã trình bày ở phần "Các lệnh vẽ 2D" thì để vẽ 1 đối tượng chúng ta có thể dùng menu, dùng thanh công cụ, gõ lệnh. Việc gõ lệnh, chúng ta có thể nhập đầy đủ tên lệnh hoặc để nhanh hơn, chúng ta có thể gõ lệnh tắt.

Ví dụ : 

Command : COPY (enter)
Hoặc : 
Command : CO/CP (enter)
Kết quả sẽ như nhau.

Trong phần này tôi sẽ liệt kê các lệnh viết tắt trong AutoCad, theo thứ tự A, B, C....

A
1. 3A 3DARRAY           Sao chép thành dãy trong 3D
2. 3DO 3DORBIT         Xoay đối tượng trong không gian 3D
3. 3F 3DFACE              Tạo mặt 3D
4. 3P 3DPOLY              Vẽ đường PLine trong không gian 3 chiều
5. A ARC                      Vẽ cung tròn
6. AA AREA                  Tính diện tích và chu vi 
7. AL ALIGN                 Di chuyển, xoay, phóng to/thu nhỏ đối tượng theo tỉ lệ.
8. AR ARRAY                Sao chép đối tượng thành dãy trong 2D
9. ATT ATTDEF            Định nghĩa thuộc tính
10. ATE ATTEDIT         Hiệu chỉnh thuộc tính của Block
B
11. B BLOCK                Tạo khối
12. BO BOUNDARY     Tạo đa tuyến kín
13. BR BREAK              Cắt đối tượng 
C
14. C CIRCLE               Vẽ đường tròn
15. CH PROPERTIES   Hiệu chỉnh các tính chất của đối tượng
16. CHA CHAMFER      Vát mép/cạnh đối tượng (2D + 3D)
17. CO, CP COPY         Sao chép đối tượng
D
18. D DIMSTYLE          Tạo kiểu ghi kích thước
19. DAL DIMALIGNED  Ghi kích thước xiên
20. DAN DIMANGULAR Ghi kích thước góc
21. DBA DIMBASELINE Ghi kích thước song song
22. DCO DIMCONTINUE Ghi kích thước nối tiếp
23. DDI DIMDIAMETER Ghi kích thước đường kính
24. DED DIMEDIT          Chỉnh sửa kích thước
25. DI DIST                    Đo khoảng cách và góc giữa 2 điểm
26. DIV DIVIDE              Chia đối tượng thành các phần bằng nhau
27. DLI DIMLINEAR       Ghi kích thước thẳng đứng hay nằm ngang
28. DO DONUT              Vẽ hình vành khăn
29. DOR DIMORDINATE Tọa độ điểm
30. DRA DIMRADIUS     Ghi kích thước bán kính
31. DT DTEXT                Ghi văn bản
E
32. E ERASE                  Xoá đối tượng
33. ED DDEDIT              Hiệu chỉnh kích thước
34. EL ELLIPSE              Vẽ hình elip
35. EX EXTEND              Kéo dài đối tượng
36. EXIT QUIT                Thoát khỏi chương trình
37. EXT EXTRUDE         Tạo khối 3D từ hình 2D
F
38. F FILLET                  Tạo góc lượn/ bo tròn góc (2D+3D)
39. FI FILTER                 Chọn lọc đối tượng theo thuộc tính
H
40. H BHATCH                Vẽ mặt cắt
41. -H -HATCH                Vẽ mặt cắt
42. HE HATCHEDIT        Hiệu chỉnh mặt cắt
43. HI HIDE                     Tạo lại mô hình 3D với các đường bị khuất
I
44. I INSERT                   Chèn khối
45. -I -INSERT                Chỉnh sửa khối được chèn
46. IN INTERSECT         Tạo ra phần giao giữa 2 đối tượng
L
47. L LINE                       Vẽ đường thẳng
48. LA LAYER                 Tạo lớp và các thuộc tính
49. -LA -LAYER               Hiệu chỉnh thuộc tính của layer
50. LE LEADER              Tạo ra đường dẫn chú thích
51. LEN LENGTHEN       Kéo dài/thu ngắn đối tượng với chiều dài cho trước
52. Lw LWEIGHT             Khai báo hay thay đổi chiều dày nét vẽ
53. LO –LAYOUT            Tạo Layout
54. LT LINETYPE            Hiển thị hộp thoại tạo và xác lập các kiểu đường
55. LTS LTSCALE           Xác lập tỉ lệ đường nét
M
56. M MOVE                   Di chuyển đối tượng được chọn
57. MA MATCHPROP     Sao chép các thuộc tính từ 1 đối tượng này sang 1 hay nhiều đối tượng khác
58. MI MIRROR              Lấy đối xướng qua 1 trục
59. ML MLINE                Tạo ra các đường liine song song
60. MO PROPERTIES    Hiệu chỉnh các thuộc tính
61. MS MSPACE             Chuyển từ không gian giấy sang không gian mô hình
62. MT MTEXT               Tạo ra 1 đoạn văn bản
63. MV MVIEW               Tạo ra cửa sổ động
O
64. O OFFSET               Sao chép song song
P
65. P PAN                       Di chuyển cả bản vẽ
66. -P -PAN                     Di chuyển cả bản vẽ từ điểm 1 sang điểm thứ 2
67. PE PEDIT                 Chỉnh sửa các đa tuyến
68. PL PLINE                  Vẽ đa tuyến
69. PO POINT                 Vẽ điểm
70. POL POLYGON         Vẽ đa giác đều khép kín
71. PS PSPACE               Chuyển từ không gian mô hình sang không gian giấy
R
72. R REDRAW               Làm tươi lại màn hình
73. REC RECTANGLE    Vẽ hình chữ nhật
74. REG REGION           Tạo miền
75. REV REVOLVE         Tạo khối 3D tròn xoay
76. RO ROTATE              Xoay các đối tượng được chọn xung quanh 1 điểm (2D+3D)
77. RR RENDER             Hiển thị vật liệu, cây, cảnh, đèn... của đối tượng
S
78. S STRETCH             Kéo dài/Thu ngắn tập hợp của đối tượng
79. SC SCALE                Phóng to, thu nhỏ theo tỷ lệ
80. SHA SHADE             Tô bóng đối tượng của 3D
81. SL SLICE                  Cắt khối 3D
82. SO SOLID                 Vẽ khối 3D
83. SPL SPLINE              Vẽ đường cong bất kỳ
84. SPE SPLINEDIT        Hiệu chỉnh spline
85. ST STYLE                 Tạo các kiểu ghi văn bản
86. SU SUBTRACT         Phép trừ khối (Cắt khối bằng 1 khối khác)
T
87. T MTEXT                  Tạo ra 1 đoạn văn bản
88. TH THICKNESS        Tạo độ dày cho đối tượng
89. TOR TORUS             Vẽ khối hình xuyến
90. TR TRIM                   Cắt xén đối tượng
U
91. UN UNITS                 Định đơn vị bản vẽ
92. UNI UNION               Phép cộng khối
V
93. VP DDVPOINT          Xác lập hướng xem 3 chiều
W
94. WE WEDGE             Vẽ khối hình Nêm/Chêm
X
95. X EXPLODE             Phân rã đối tượng
96. XR XREF                 Tham chiếu ngoại vào các file bản vẽ
Z
97. Z ZOOM                  Phóng to/Thu nhỏ

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2016

CÁC LỆNH VẼ 2D

Để vẽ 1 đối tượng chúng ta có thể sử dụng các cách sau : 

1. Sử dụng lệnh bằng cách nhập từ bàn phím :

 Nhập TÊN lệnh từ bàn phím, dòng lệnh này sẽ xuất hiện phía dưới màn hình, có thể nhập đầy đủ tên lệnh hoặc viết tắt.

Ví dụ : Để vẽ đoạn thẳng, nhập lệnh như sau

Command : LINE 

Hoặc 

Command : L

Sau khi nhập lệnh xong  - Gõ Enter.

2. Sử dụng lệnh trên Menu : 

Kích chọn Menu lệnh trên cùng của màn hình - Xuất hiện hộp thoại để chúng ta chọn lệnh vẽ.



Như hình ở trên chúng ta Click chọn Menu Draw - Chọn lệnh LINE

3. Chọn lệnh từ thanh công cụ : 


Tùy vào nhu cầu/sở thích của từng người chúng ta có thể tùy chọn thanh công cụ hiển thị trên màn hình hoặc tắt đi, chọn vị trí đặt thanh công cụ sao cho hợp lý (màn hình vẽ tối ưu không bị chiếm chỗ bới các thanh công cụ).
Vị trí các thanh công cụ có thể đặt nằm ngang phía trên hoặc đặt dọc 2 bên 
Để tắt hoặc mở / di chuyển thanh công cụ chúng ta thao tác đơn giản như sau : 
Click chuột phải vào bất kỳ 1 biểu tượng trên thanh công cụ có sẵn - Xuất hiện hộp thoại như hình dưới 

Trong này có rất nhiều thanh công cụ, ở đây tôi đang nói về 2D nên chọn vài thanh công cụ liên quan. Thanh công cụ nào chọn sẽ click vào sẽ xuất hiện dấu tick bên trái, nếu tắt chúng ta click lại lần nữa. Mỗi lần click chọn thì thanh công cụ đó sẽ xuất hiện trên màn hình, rồi chúng ta di chuyển nó đặt vào vị trí thích hợp trên màn hình.




Ở trên là thanh công cụ Draw (gồm 1 số các lệnh vẽ 2D) sẽ xuất hiện trên màn hình vẽ khi chúng ta click chọn. Để di chuyển chúng ta để mũi tên vào phần màu xanh - nhấn giữ chuột trái di chuyển đến vị trí cần đặt (đặt ngang thì kéo lên phía trên - Đặt dọc thì kéo ra 2 biên màn hình) xong thả ra.


Hình : Vị trí các thanh công cụ sử dụng khi vẽ 2D đã được định vị

HỆ TỌA ĐỘ TRONG AUTOCAD

Hệ tọa độ Descartes : 


Một Hệ tọa độ Descartes xác định vị trí của một điểm trên một mặt phẳng cho trước bằng một cặp số tọa độ (x,y). Trong đó, x và y là 2 giá trị được xác định bởi 2 đường thẳng có hướng vuông góc với nhau (cùng đơn vị đo). Hai đường thẳng đó gọi là trục tọa độ (hoặc đơn giản là trục); trục nằm ngang gọi là trục hoành, trục đứng gọi là trục tung; điểm giao nhau của 2 đường gọi là gốc tọa độ  và nó có giá trị là (0, 0).

Lưu ý : Ox, Oy (màu trắng) là chiều dương, ngược lại (màu vàng) là chiều âm.


1. Tọa độ tuyệt đối : (X,Y)

     Là tọa độ của 1 điểm so với gốc tọa độ O (0,0)
Ví dụ : 
            Tham khảo hình trên : 
            Điểm A có tọa độ x = 15; y = 20 
            Điểm C có tọa độ x = -20; y = -10 
            ....
Như vậy cả 4 điểm A, B, C, D đều lấy O(0,0) làm gốc tọa độ và tùy theo vị trí của các điểm mà chúng ta có tọa độ âm/dương

2. Tọa độ tương đối : (@ X,Y)

     Là tọa độ của 1 điểm so với điểm trước đó 
Ví dụ 1 : Sử dụng lệnh LINE và tọa độ tương đối để vẽ chữ nhật ABCD có chiều dài = 100, chiều rộng = 50. Xem hình bên dưới 



Nhắc lại, chúng ta có nhiều cách để nhập lệnh, tùy thói quen hay sở thích của từng người sẽ chọn cách khác nhau. 
Có bạn trí nhớ tốt, nhớ lệnh tắt, hoặc không thích dùng chuột sẽ chậm...sẽ chọn cách nhập lệnh tắt tại dòng lệnh Command
Có bạn sẽ thấy khó nhớ các lệnh tắt có thể chọn thanh công cụ có các biểu tượng dễ nhớ hoặc menu lệnh, tuy nhiên nó sẽ chậm hơn khi gõ lệnh tắt.

(Tôi sẽ viết 1 bài riêng giới thiệu về các lệnh tắt, chức năng các nút trên thanh công cụ thường dùng sau)

Quay lại bài ví dụ trên 


Từ dòng lệnh command gõ lệnh L - sau đó gõ enter. Sau khi Enter sẽ xuất hiện các dòng lệnh bên dưới, chúng ta sẽ lần lượt nhập tọa độ đương đối cho từng điểm. Màu xanh là phần chúng ta thực hiện.

Command : L - Enter

Specify first point: <Chọn 1 điểm bất kỳ trên màn hình vẽ - Điểm A>
Specify next point or [Undo]: @100,0  <Nhập @100,0 - chúng ta có điểm B> - Enter
Specify next point or [Undo]: @0,50 <Nhập @0,50 - chúng ta có điểm C> - Enter
Specify next point or [Close/Undo]: @-50,0 <Nhập @-50,0 - chúng ta có điểm D> - Enter
Đến đây chúng ta có 2 cách để nối D về A như sau : 
1. Chúng ta tiếp tục nhập tọa độ tương đối của A so với D
Specify next point or [Close/Undo]: @-50,0 <Nhập @0,-50 - chúng ta có điểm A> - Enter
2. Gõ C (Closed) rồi Enter
Specify next point or [Close/Undo]: C - Enter

Lưu ý : Như vậy khi chúng ta nhập tọa độ điểm B thì hãy xem gốc tọa độ là tại điểm A và thêm @.

Với ví dụ vẽ hình chữ nhật như trên, chúng ta sử dụng 1 cách vẽ khác nhanh hơn khi sử dụng lệnh LINE

Command : L - Enter
Specify first point: <Chọn 1 điểm bất kỳ trên màn hình vẽ - Điểm A>
Specify next point or [Undo]:  <Ortho on> 100 < bật Ortho ON bằng cách nhấn F8 - kéo chuột về bên phải, nhập 100> - Enter
Specify next point or [Undo]: 50  < Kéo chuột lên trên, nhập 50> - Enter
Specify next point or [Close/Undo]: 100 < Kéo chuột qua trái, nhập 100> - Enter
Specify next point or [Undo]: 50  < Kéo chuột xuống dưới, nhập 50> - Enter
Hoặc

Specify next point or [Close/Undo]: c < Gõ C để đóng đa tuyến lại>
Kết quả cũng là HCN như trên nhưng việc nhập các thông số sẽ ít hơn - nhanh hơn.

3. Tọa độ cực : (@ L < A)

    Trong đó : 
         L : Chiều dài đoạn thẳng.
         A : Góc hợp bởi đoạn thẳng và troc Ox.

Ví dụ : Vẽ đường thẳng L = 100 tạo với trục Ox 1 góc 30 độ.



Command:  LINE - Enter
Specify first point: < Click chọn 1 điểm bất kỳ trên màn hình vẽ>
Specify next point or [Undo]: @100<30  < Nhập theo công thức @L<A> - Enter


Kết quả chúng ta có đường màu xanh Green hợp với truc ngang Ox là 30 độ, áp dụng cách này để vẽ những đường thẳng xiên góc.

Theo quy ước trong AutoCAD, góc dương là ngược chiều kim đồng hồ và góc âm là cùng chiều kim đồng hồ.

Vậy nếu chúng ta nhập @100<-30 độ  hoặc nhập @100<330 độ thì kết quả sẽ là đường thẳng màu vàng như hình dưới.

Dưới đây là clip hướng dẫn sử dụng lệnh LINE kết hợp với các phương thức nhập tọa độ tương đối, tọa độ tuyệt đối ...để vẽ các đoạn thẳng.
Lưu ý : Đối với các đoạn thẳng song song Ox hoặc Oy (Ví dụ hình ngôi nhà, hình cuối cùng), 2 cạnh 2 bên //Oy, cạnh đáy //Ox. Thay vì chúng ta nhập tọa độ tương đối là : @0,40 (Cạnh //Oychúng ta có thể làm như sau sẽ nhanh hơn.

1. Bật chế độ Ortho - ON bằng cách nhấn F8 hoặc ở dòng cuối màn hình bấm vào Tab Ortho
2. Kéo chuột về phía trên //Oy nhập 40.

Bây giờ chúng ta làm lại lần nữa khi áp dụng cách vừa nói ở trên để vẽ hình vuông có cạnh = 100.


Ke nhựa cân bằng gạch : https://www.facebook.com/kenhuacanbang/
Website                             : Ke nhựa cân bằng ốp lát










Thứ Năm, 29 tháng 9, 2016

Đôi nét về cách sử dụng chuột trong AutoCAD

Trên con chuột thông thường có 3 nút.

Nút 1 - Nút trái  : Dùng để click chọn Menu lệnh, chọn các biểu tượng trên thanh công cụ, chọn đối tượng vẽ
Kết hợp với phím SHIFT bằng cách nhấn giữ phím SHIFT và click chuột trái để chọn/bỏ chọn đối tượng chồng lên nhau..

Nút 2 - Nút phải : Có chức năng giống phím Enter,  hiện hộp thoại để tùy chọn các chức năng 
Ví dụ : - Khi gõ lệnh Move - Enter tương đương với việc gõ lệnh Move rồi click chuột phải
            - Click chuột phải để chọn lặp lại lệnh vừa sử dụng
Kết hợp với phím SHIFT bằng cách nhấn giữ phím SHIFT và click chuột phải để mở hộp thoại tùy chọn truy bắt điểm

Để nút phải có chức năng giống phím Enter chúng ta cài đặt trong Menu OPTION

Trình tự click vào Menu Tools - Option - User Preferences - Chọn Shortcut menus in drawing area
- Apply - OK


Nút 3 - Nút giữa (nút lăn): Dùng để phóng to / thu nhỏ đối tượng, di chuyển màn hình, hiển thị tất cả các đối tượng trên màn hình

Lăn chuột về phía trước là PHÓNG TO đối tượng vẽ
Lăn chuột về phía sau là THU NHỎ đối tượng vẽ
Nhấn giữ nút lăn sẽ xuất hiện bàn tay - sau đó chúng ta có thể di chuyển màn hình (lưu ý là gốc tọa độ di chuyển theo), dùng cách này để di chuyển đối tượng đến vị trí dễ quan sát nhất trên màn hình.
Nhấp đúp nút lăn - hiển thị tất cả các đối tượng trên màn hình (Giống lệnh Zoom - All)


Ke nhựa cân bằng gạch : https://www.facebook.com/kenhuacanbang/
Website                             : Ke nhựa cân bằng ốp lát


·        

Chủ Nhật, 11 tháng 9, 2016

Gán chế độ truy bắt điểm trong AutoCAD

Để bật/tắt chế độ truy bắt điểm trong AutoCAD chúng ta thực hiện như sau : 

Cách 1 : Vào Menu Tools - Draft Setting - Object Snap
Cách 2 : Click chuột phải vào Tab OSNAP (dòng dưới cùng màn hình) - Chọn Setting

Cả 2 cách trên đều xuất hiện màn hình 



Chúng ta có thể chọn tất cả các phương thức truy bắt điểm bằng cách Click Select all hoặc chọn những điểm truy bắt thường dùng bằng cách tick vào các ô vuông bên trái, click thêm lần nữa là bỏ chọn.

ENDpoint        : Truy bắt điểm đầu hoặc cuối.
MIDpoint         : Truy bắt điểm giữa
CENter             : Truy bắt điểm tâm (đường tròn, cung tròn, Ellipse)
Node                : Truy bắt điểm Point.
QUAdrant        : Truy bắt điểm 1/4 đường tròn.
INTersection    : Truy bắt điểm giao nhau.
PERpendicular : Truy bắt điểm vuông góc
TANgent          : Truy bắt điểm tiếp xúc
NEArest           : Truy bắt điểm lân cận.
PARallel           : Truy bắt điểm song song
Mid Between 2 Points : Truy bắt điểm giữa của 2 điểm

Sau khi chọn xong bấm OK, ở màn hình chính nhớ bật nút OSNAP 

OSNAP đang ở chế độ ON


Trường hợp những chế độ truy bắt điểm không thiết lập (VD như Tangent..) trong quá trình vẽ cần phải truy bắt điểm tiếp xúc chúng ta có thể click Control + chuột phải sẽ xuất hiện hộp thoại như bên dưới sau đó chọn Tangent.



Ke nhựa cân bằng gạch : https://www.facebook.com/kenhuacanbang/
Website                             : Ke nhựa cân bằng ốp lát












Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2016

THIẾT LẬP CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN SAU KHI CÀI AUTOCAD

Trước tiên chúng ta xem qua giao diện của AutoCAD



MÀN HÌNH GIAO DIỆN AUTOCAD 2007

Thiết lập các thông số trong Tools

Trên thanh Menu chọn Tools - Option (xuất hiện màn hình như hình dưới)

1. Tab DISPLAY : 



- Color : Thiết lập màu nền cho phần vẽ thiết kế. Thông thường sử dụng nền đen hoặc trắng (trên màn hình giao diện đang chọn là màu nền đen). Nếu các bạn chọn màu đen mặc định nét vẽ màu trắng, ngược lại chọn nền trắng thì nét vẽ màu đen. Sau khi chọn màu đen xong click - Apply & Close

Chọn màu đen (Black) 

2. Tab OPEN & SAVE : 



Có 3 thông số chúng ta cần lưu ý : 

Save as              : Chúng ta có thể chọn để lưu file với version thấp hơn hoặc file *.dxf
Automatic save : tick vào ô vuông và thiết lập thời gian tự động save file trong quá trình vẽ. VD như hình trên thì cứ 10 phút máy tự động save 1 lần.
Security Option : Thiết lập chế độ bảo mật cho bản vẽ.

3. Tab SYSTEM :



Start up : Chọn "Show start up dialog box"

4. Tab Drafting :



Trong phần này chúng ta thay đổi màu sắc và kích thước của con trỏ khi truy bắt điểm.

Như vậy chúng ta tạm thiết lập 1 vài thông số trong Tools - Option như trên. Sau khi hoàn tất việc thiết lập các thông số nhớ bấm " Apply - OK" nếu quên bấm phải làm lại từ đầu.















Chủ Nhật, 7 tháng 8, 2016

GIỚI THIỆU VỀ AUTOCAD

CAD là chữ viết tắt của Computer Aided Design (vẽ và thiết kế với sự trợ giúp của máy tính). Phần mềm CAD đầu tiên là SKETCHPAD xuất hiện vào năm 1962 được viết bởi Ivan Sutherland thuộc Viện kỹ thuật Massachuselts.
Sử dụng các phần mềm CAD các bạn có thể vẽ thiết kế các bản vẽ hai chiều (2D – chức năng Drafting), thiết kế mô hình ba chiều (3D – chức năng Modeling), tính toán kết cấu bằng phương pháp phần tử hữu hạn (FEA – chức năng Analysis).
Ưu điểm của CAD :
·         Độ chính xác cao.
·         Tạo bản vẽ và sửa lỗi dễ dàng
·         Trực quan hơn vì chúng ta có thể quan sát mô hình 3D với các góc nhìn khác nhau, và việc phân tích, mô phỏng mô hình 3D dễ dàng hơn.
·         Lưu trữ thành cơ sở dữ liệu dễ dàng quản lý hơn. Đồng thời chuyển file mô hình dễ dàng hơn trên Internet. Giảm thời gian trao đổi, thảo luận giữa các đối tác, dễ dàng trao đổi qua email trong vài giây.
·         Năng suất cao nhờ các lệnh sao chép (thực hiện bản vẽ nhanh).
·         Dễ dàng trao đổi với các phần mềm khác.
Trước đây theo phương pháp truyền thống thì các bản vẽ kỹ thuật thì được vẽ bằng tay. Công việc này đòi hỏi rất nhiều công sức và thời gian, đặc biệt là những chi tiết phức tạp. Ngày nay với sự trợ giúp của máy tính, việc thực hiện bản vẽ nhanh chóng dễ dàng hơn, và  CAD được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều lĩnh vực mà không chỉ riêng trong lĩnh vực cơ khí sản xuất mà còn trong cả xây dựng, kiến trúc, mỹ thuật, điện…
Chính vì thế phần mềm AutoCAD ra đời và hiện tại vẫn được sử dụng rộng rãi.  
AutoCAD là phần mềm ứng dụng CAD để vẽ bản vẽ kỹ thuật cho thiết kế 2D hay 3D, được phát triển bởi tập đoàn Autodesk. Phần mềm này được giới thiệu lần đầu tiên vào tháng 11 năm 1982 tại hội chợ COMDEX và đến tháng 12 năm 1982 công bố phiên bản đầu tiên (relesase 1). Vào thời điểm đó, AutoCAD đã trở thành một trong những chương trình vẽ kĩ thuật đầu tiên chạy được trên máy tính cá nhân, nhất là máy tính IBM. Ngược lại, đa số các phần mềm vẽ kĩ thuật thời nay được sử dụng trên thiết bị đầu cuối đồ họa (graphics terminal) nối với máy tính lớn hay máy trạm. 
Với sự phát triển không ngừng nghỉ của mình thì Autodesk đã giúp AutoCAD ngày càng mạnh mẽ hơn ở nhiều mặt so với phiên bản đầu tiên. Từ AutoCAD 2007 đã được cải thiện các công cụ hỗ trợ người dùng dựng và chỉnh sửa các mô hình 3D tốt hơn và dễ dàng hơn. Đến AutoCAD 2010 thì đã phát triển thêm chức năng quản lý đối tượng theo tham số và mô hình lưới.
Ngoài ra AutoCAD còn hỗ trợ nhiều giao diện lập trình ứng dụng (API -Application Programming Interface) để tùy biến dễ dàng và hổ trợ rất nhiều cho việc tự động hóa các tính năng chung hoặc một ứng dụng được viết với mục đích ứng dụng riêng cho công việc bởi người dùng. Chúng bao gồm AutoLISP, Visual LISP, VBA,. NET và ObjectARX. ObjectARX không chỉ đơn thuần là một thư viện C++, mà còn là cơ sở cho các sản phẩm mở rộng chức năng AutoCAD đến các lĩnh vực cụ thể, để tạo ra các sản phẩm như AutoCAD Architecture, AutoCAD điện, AutoCAD Civil 3D, AutoCAD dựa trên ứng dụng của bên thứ ba.
Các phiên bản của AutoCad chạy trên Microsft Windows bao gồm các phiên bản: R13, r14, AutoCAD 2000, AutoCAD 2004, AutoCAD 2005, AutoCAD 2006, AutoCAD 2007, AutoCAD 2008, AutoCAD 2009, AutoCAD 2010, AutoCAD 2011, AutoCAD 2012, AutoCAD 2013, AutoCAD 2014, AutoCAD 2015, AutoCAD 2016, AutoCAD 2017.